𝕏

Profile: thaoduoctoppy

Your personal background.
Chỉ số đường huyết là gì? Tại sao mọi người đều phải biết

Đường huyết là gì? Tăng giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Đường huyết hay đường trong máu hoặc mức nồng độ đường máu là lượng đường hiện diện trong máu của cơ thể. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, luôn có một lượng đường nhất định trong máu nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

Xem thêm Thuốc chữa trị tiểu đường

Đường huyết an toàn là thế nào?

Mức đường huyết an toàn được xác định như sau:

- Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
- Sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
- Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Anh chị cần giữ mức đường huyết ổn định vì glucose vừa là thực phẩm xấu, vừa là thực phẩm tốt. Nó là nguồn nhiên liệu và năng lượng chính của cơ thể, nhưng nếu dư thừa quá mức nó lại là tác nhân gây ra những chứng bệnh nguy hiểm. Vậy, đường huyết là gì ? sao chúng ta cần hết sức thận trọng khi tiêu thụ những thực phẩm giàu Glucose.

Tăng đường huyết:

Tăng đường huyết là hiện tượng có quá nhiều đường trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Đường huyết tăng có các biểu hiện như: Thường xuyên đi tiểu, khát nước, mờ mắt, mệt mỏi, nhức đầu.

Đường huyết tăng sẽ làm cho các phản ứng sinh học trong cơ thể bị đảo lộn, dẫn đến chất béo, chất đạm được hấp thu vào cơ thể chuyển hóa không được bình thường mà được tích lũy lại cơ thể, đây là nguyên nhân chính dẫn tới thừa cân, béo phì và các biến chứng nguy hiểm khác như: hoại tử mô mềm ở các chi, suy thận, xơ vữa mạch máu, thoái hóa võng mạc…

Nguyên nhân đường huyết tăng là do nsulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu. Nếu tình trạng đường huyết tăng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Đường huyết cao được xác định là: lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26 g/l và sau khi ăn đường huyết lớn hơn hoặc bằng 2g/l.

Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng như cảm giác đói, đổ mồ hôi, tình trạng lóng ngóng run chân tay, khó nói, rối loạn, mất ý thức, động kinh, thậm chí tử vong và các triệu chứng này thường xuất hiện nhanh.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hạ đường huyết là do dùng thuốc điều trị đái tháo đường như insulin và sulfonylurea. Hay một số nguyên nhân chủ quan khác như hay bỏ bữa hay phải ăn muộn, làm việc mệt nhọc, tập luyện thể lực quá nhiều, người đang bị đau ốm hoặc uống rượu lúc đói…

Tìm hiểu về thông tin bệnh Tiểu Đường: https://vi-vn.facebook.com/ThaoduoctieuduongToppy/

Đường huyết thấp/ nằm ở ngưỡng: nhỏ hơn 0,7g/l.

Đường huyết là gì? Làm thế nào để giữ đường huyết ở mức an toàn?

Để giữ đường huyết luôn ở mức ổn định để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm anh chị cần tuân thủ những chế độ sau:

- Đi bộ: theo một số nghiên cứu đi bộ thường xuyên giúp kiểm soát nồng độ glucose trong máu, giảm biến chứng tiểu đường. Anh chị cần đi bộ mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 30 phút và anh chị nên chia ra, mỗi lần đi bộ liên tục trong 10 phút để có kết quả tốt trong việc ổn định đường máu và giảm biến chứng tiểu đường.

- Thay đổi chế độ ăn uống:

Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: vì anh chị không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói để tránh việc mức đường huyết tăng-giảm thất thường.

Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ làm lượng tinh bột trong cơ thể tiêu hóa chậm, ổn định được mức glucose trong máu. Do vậy, anh chị sẽ kiểm soát được đường huyết và cân nặng cơ thể. Các thực phẩm giàu chất xơ được kể đến là: các loại cây họ đậu, rau xanh, trái cây,…

Hạn chế sử dụng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá,…

Thêm ít quế vào thức ăn:

+ Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt vừa giúp insulin hoạt động hiệu quả vừa kích thích cơ thể tiết ra nhiều enzyme hơn nhằm đốt cháy glucose.

+ Cách dùng: thêm một ít bột quế vào cháo, bánh mì nướng, sữa phomat không béo trong bữa sáng hay anh chị có thể dùng một ít quế trong bữa tráng miệng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tăng vọt đường máu sau bữa ăn.

Tham khảo về cách Chữa bệnh tiểu đường TOPPY

- Ngủ ngon và đủ giấc:

Đã có nhiều nghiên cứa chứng minh rằng việc thiếu ngủ hay ngủ quá nhiều sẽ “tàn phá” mức đường huyết và làm tăng kháng cự insulin.

Anh chị cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để bảo vệ tốt sức khỏe của mình.

- Một việc quan trọng không kém để giữ mức đường huyết ổn định là anh chị luôn phải giữ tinh thần thoải mái, nói không với stress,…

Bài viết này đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về đường huyết là gì? để tự bảo vệ được sức khỏe cho chính mình hoặc người thân trong gia đình.
Your feedback on this profile
Recommend this profile for User of the Day: I like this profile
Alert administrators to an offensive profile: I do not like this profile
Account data View
Team None